bài bình luận của BÙI THỊ THANH TUYỀN

1.                  Ozone lỗ tin tức lưu trữ 
http://chaamjamal.blogspot.com/2009/11/ozone-hole-news-archives-march-10-1987.html
ð Một nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rằng sự suy giảm tầng ozon là nguyên nhân chính làm cho bệnh ung thư da đang ngày 1 gia tăng ở Hoa Kì. Với những mốc thời gian cụ thể từ 1987 – 1994, các nhà khoa học đã cho chúng ta cách nhìn tổng quát về sự suy thoái trầm trọng của tầng ozon và ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người như thế nào, chính vì sử dụng các chất khí CFC đã phá hủy tầng ozon – tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất. Tuy nhiên, theo dự đoán với sự hợp tác của các quốc gia có thể phục hồi lỗ thủng ozon trên toàn cầu từ năm 2040 – 2050; mặc dù vậy, đến năm 2065, lỗ thủng tầng ozon vẫn chưa khắc phục được.

2.           Tầng ozone ở Bắc Cực suy giảm kỷ lục
ð Mặc dù Nghị định thư Montreal đã được kí kết vào năm 1987 và đã có kết quả tích cực là lỗ thủng tầng ozon ở Nam cực có sự chuyển biến tốt hơn. Nhưng theo những quan sát của các nhà khoa học thì sự suy giảm của tầng ozon của Bắc cực đã đạt đến mức kỉ lục; chính sự suy giảm này sẽ dẫn đến những hậu quả như tăng lượng bức xạ cực tím ở những khu vực thuộc Bắc Âu.

3.           Bo v tng ozone
ð Tầng ozon chính là tấm lọc cực kì hiệu quả giúp ngăn chặn các tia cực tím có hại đến được mặt đất. Bức xạ cực tím tăng làm tăng tỉ lệ ung thư da, tăng số ca bệnh đục thủy tinh thể và nhiều bệnh khác. Không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các tia UV-B này còn tác động xấu đến cây trồng, hệ sinh thái nước, chất lượng không khí và các loại vật liệu. Chính những hậu quả nghiêm trọng này khiến cho cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm và thấy cần thiết có những hành động cụ thể để bảo vệ tầng ozon. Việt Nam cũng đã góp phần vào công  cuộc này bằng việc tham gia kí kết Nghị định thư Montreal và Công ước Vienna để bảo vệ tầng ozon.
            4.     Dấu hiệu lỗ thủng ozon lại xuất hiện ở Nam cực

 => Theo tổ chức khí tượng thế giới (WMO), với những dữ liệu thu thập từ các quan sát tầng ozon từ mặt đất, từ vệ tinh và các dữ liệu khí tượng cho biết dấu hiệu lỗ thủng tầng ozon đã xuất hiện trở lại ở Nam cực với diện tích giống như những năm gần đây. Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc giảm mạnh sản xuất và tiêu thụ các chất gây thủng tầng ozon nhưng do các chất này đã tồn tại quá lâu trong khí quyển trong những thập kỉ nên tầng ozon vẫn tiếp tục bị thủng. Vì vậy, vẫn còn quá sớm để xác định mức độ và diện tích thủng tầng ozon.