bài bình luận của NGUYỄN TRẦN HỮU VŨ


ð Bài viết này cho tôi thông tin về đơn vị đo tổng lượng ozone là Dolson (DU)

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94z%C3%B4n


Trang web này cho chúng ta biết và hiểu một cách tương đối đầy đủ và rõ ràng về ozon bao gồm cấu tạo, tính chất (vật lí và hóa học), sự phân bố và cả những ứng dụng phổ biến của ozon được sử dụng trong nhiều lĩnh vực thực tế cuộc sống (công nghiệp, y tế và nuôi trồng thủy sản).

ð  Bảo vệ tầng ozon là trách nhiệm của toàn nhân loại, Việt nam là một trong những thành viên không thể thiếu của quá trình bảo vệ tầng ozon. Việt Nam đã và đang có nhiều động thái tích cực góp phần vào công cuộc có ý nghĩa sống còn này như tham gia vào kí kết Nghị định thư Montreal (vào 1/1994), Công ước Vienna. Trong những năm tới đây, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa để loại trừ hoàn toàn những hoạt động góp phần sản sinh HCFC, CFC, HFC,… như vậy tầng ozon mới có cơ hội hồi phục trong thời gian sớm nhất.

=> Tầng ozon chính là tấm lá chắn bảo vệ hành tinh của chúng ta. Hiện nay, con người đang phải đối mặt với những hậu  quả của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tuy chiếm một phần rất nhỏ nhưng ozon trong khí quyển có vai trò đặc biệt quan trọng. Chúng hấp thụ tia UV không cho các tia UV có hại đến được Trái Đất. Việc suy giảm tầng ozon chính là do các môi chất lạnh - những hóa chất nhân tạo trong phân tử có chứa clo (điển hình là CFCs). Các kết quả nghiên cứu cho thấy một phân tử CFCs có thể phá hủy hàng ngàn phân tử ozon. Do đó, CFCs là kẻ thù lớn nhất của ozon. Việc suy giảm tầng ozon nhắc nhở chúng ta phải có những hành động cụ thể để bảo vệ tầng ozon dẫn đến Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal được ra đời. Ngoài các dung môi lạnh, tầng ozon còn bị xâm hại bởi các nguyên nhân khác đến từ các ODS (các chất CFC dùng trong công nghệ sản xuất bọt xốp, đệm xốp,...). Nhận thức rõ điều này, Việt Nam đã tham gia vào Nghị định thư Montreal (1/1994) để bảo vệ tầng ozon.